• Trang nhất
  • •Tin Tức
    • » Tin tức - Thông báo
    • » Bài viết của giáo viên
    • » Bài viết của học sinh
    • » Học sinh tiêu biểu
    • » Báo bảng
    • » Văn học nghệ thuật
    • » Người Hà Tĩnh
    • » Lượm lặt đó đây
    • » Diễn đàn Giáo dục
  • •Thời sự
    • » Chính trị
    • » Xã hội
    • » Giáo dục
    • » Thế giới
    • » Khoa học-Công nghệ
  • •Tổ chức
  • •Văn bản
  • •Bạn đọc
    • » Lý luận phê bình
    • » Tác phẩm
    • » Văn học - Cuộc sống
    • » Bình luận - Trao đổi
    • » Nhịp cầu thơ
    • » Chia sẻ
    • » Hồi âm
  • •Văn hóa
    • » Đời sống văn hóa
    • » Nhịp sống
    • » Đất và người xứ nghệ
    • » Nghệ thuật sống
    • » Sức khỏe
    • » Làm cha mẹ
    • » Góc nhìn
  • •Tài nguyên
    • » Thư viện bài giảng
    • » Thư viện giáo án
    • » Thư viện đề thi
    • » Thư viện tài liệu
    • » Phần mềm hổ trợ
    • » Tài nguyên Tiểu học
    • » Tài nguyên THPT
    • » Máy tính Casio
  • •Đọc sách
    • » Giáo trình - Ebooks
    • » Văn học
    • » Đọc truyện
    • » Tin học
    • » Ngoại ngữ
    • » Đề tài - SKKN
    • » Tạp chí
 
18:50 ICT Thứ sáu, 22/02/2019

Trang nhất » Tin Tức » Bài viết của học sinh

Quang cao giua trang

Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"

Đã xem: 1542

Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"

Nhân dịp các em học sinh lớp 9 đang trong giai đoạn ôn tập cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10, xin gửi đến bạn đọc những bài văn đầy cảm xúc của bạn Lê Trung Anh. Hy vọng rằng văn hay của học trò giỏi Toán sẽ nhiều bạn đọc chia sẻ, đón nhận !




Đề bài:  Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

 

      Trong lời tự bạch của mình, Kim Lân nói rằng : “Nói đến tình yêu nước, nghe cảm thấy còn xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng như đời sống tinh thần”. Chính tình yêu làng sâu sắc của bản thân Kim Lân đã lớn dần lên thành tình cảm cách mạng. Và truyện ngắn “Làng” chính là nơi nguồn tình cảm cao quý đó có dịp thăng hoa. Đến với tác phẩm, ta gặp một nhân cách ông Hai giản dị bình thường như bao người khác nhưng tràn đầy tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến.

     Cả tác phẩm là cuộc chiến nội tâm, là thử thách đối với tình yêu làng của ông Hai khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Suốt mấy ngày ông đau khổ, dằn vặt chẳng dám gặp ai. Đến khi tin đồn được cải chính ông Hai lại hồ hởi đi khoe làng với tất cả niềm vui sướng của mình.

     Với “Làng”, lồng trong tình huống truyện độc đáo là việc miêu tả chiều sâu tâm lí nhân vật cũng hết sức tinh tế, đặc biêt qua nhân vật ông Hai. Những rung động, xúc cảm lúc buồn lúc vui đã tạo nên hiệu ứng đặc biệt với bạn đọc.

      Ân tượng đầu tiên về ông Hai chính là hình ảnh người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đó là con người chất phác, cần cù, siêng năng, đầy tinh thần lao động. Ông Hai đến đây chỉ là người dân đi tản cư và trong ông luôn đau đáu về quê hương mình, nơi mà ông gắn bó đã nửa đời. Ta thấy được tình yêu đó lớn thế nào, khi nghĩ đến cái cảnh ông vùng vằng nhất quyết ở làng kháng chiến và chỉ ngậm ngùi chịu ra đi khi được giảng giải rằng: “tản cư cũng là kháng chiến”. Lúc đó và bây giờ cũng chẳng khác nhau là mấy. Đang ở nơi đất khách quê người, ông luôn đau đáu về làng, luôn nhớ về cái “độ ấy”, cái lúc mà ông vui vẻ bên anh em bạn bè “cũng hát hỏng, cũng bông phèng, cũng đào cũng cuốc mê man suốt ngày”… Tâm trạng ông như trẻ ra cùng những nhớ nhung, hồi tưởng.

      Nơi tản cư, ông đang trọ trong nhà mụ chủ khó tính,luôn xiên xỏ… nhưng ông vẫn vì kháng chiến mà chịu đựng, vẫn lạc quan. Ông tiếp tục sống trong tình yêu làng Chợ Dầu tha thiết, yêu nước yêu cách mạng, thù ghét bọn Tây cướp nước! Cũng ở nơi này, ông đã hình thành nên thói quen không thể bỏ - vào phòng thông tin đọc báo. Dù có biết chữ nhưng ông cũng chẳng dễ dàng gì đọc được thế là phải nghe lỏm, “điều này làm ông khổ tâm hết sức”. Nhưng ông chẳng nhụt chí vì ở đây luôn có những niềm vui lớn, ông được nghe “tinh những người tài giỏi” cứu nước. Cứ đến, ông lại náo nức, rạo rực và lại thêm tin tưởng đến thắng lợi. Ông bước đi cùng niềm vui “náo nức” để tiếp tục cho cuộc sống nơi quê người và cảm thấy thật nhẹ nhàng, khoan khoái, sẵn sàng  thả hồn trên những con đường đầy nắng, chấp chới cánh cò…

      Nhưng rồi, kịch tính đã xẩy ra, một tình huống trớ trêu đã đến. Cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây không biết từ đâu đã chạy theo những người tản cư mới lên tới đây, tới ngay trước cái mặt đang vênh lên vì phấn khích: “Thế ta giết được bao nhiêu thằng?”. Và rồi niềm phấn khích trong lòng ông bị dội gáo nước lạnh, cái tượng đài trong lòng ông - làng Chợ Dầu đã theo Tây! Thật là khó có thể chấp nhận. Ông như dính một cú sốc lớn: “Cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được. Một lúc mới rặn è..è...”. Như cố ngoi lên tìm chút hy vọng, ông  hỏi: “Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ là lại…”. Nhưng không, người đàn bà đi tản cư đã khẳng định “Việt gian từ thằng chủ tịch… Thằng chánh Bệu…” thì khó mà bác bỏ được. Và câu hỏi “Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?” như một đòn giáng vào tâm hồn gần như tê dại của ông rồi. Ông cảm thấy xấu hổ vô cùng nhưng cố làm ra vẻ bình thản để che dấu tâm trạng, cúi mặt mà đi về nhà. Ông đau lắm, đến nỗi chẳng dám nhận mình là người làng Chợ Dầu dù ông rất tin tưởng ở những người đồng hương kháng chiến.

      Ông Hai cố gắng chạy trốn, cố gắng lảng tránh nhưng cũng chẳng được vì trong tâm tưởng ông luôn có làng. Chính vì thế mà những lời nói của đám người tản cư lúc nãy cứ bám theo ông về tận nhà. Ông đã sụp đổ thật rồi. Ông nghĩ mà tủi thân, giàn giụa cả nước mắt. Ông đang nghĩ cho những đứa trẻ “làng Việt gian”sẽ bị hắt hủi hay ông đang nghĩ cho chính bản thân mình? Ông đã trung thành với cách mạng vậy mà giờ đây phải mang tiếng bán nước… Ông đau đớn khôn cùng khi nghĩ về những anh em yêu nước của mình. Liệu họ có thể bán rẻ Tổ quốc? Nhưng những bằng chứng quá cụ thể đã nói lên tất cả mọi chuyện. Một mặt ông đang cố bảo vệ, mặt kia ông lên án để rồi tạo thành cuộc xung đột nội tâm ghê gớm. Nhục nhã quá!Ghê tởm thay cái giống Việt gian – quân bán nước!

      Trong cái khung cảnh đau khổ thế này, bà Hai xuất hiện như một cái sự không cần thiết. Bà cũng đã nghe tin, cũng đã rất lo lắng. Khi bà nhắc đến tin đồn chỉ khiến cho một người im lặng vì “đau” phải cáu gắt. Cũng phải hiểu cho ông Hai, khi một người đang đau sẽ khó có thể thông cảm được cho nỗi đau của người khác. Không khí trong căn nhà chật chội giờ trở nên khó thở hơn bao giờ hết…

      Nỗi ám ảnh nặng nề, cảm giác đau xót, nhục nhã đã biến thành nỗi sợ hãi thường trực trong ông Hai kể từ lúc nghe được tin dữ ấy. Bằng chứng là ông tự dày vò mình trong căn nhà nhỏ bốn ngày liền. Tất cả những gì ông làm được chỉ là nghe ngóng. Ông ngóng xem người ta bàn tán chuyện đó ra sao…, ông “nơm nớp”… ông “chột dạ”... Cứ thoáng nghe đến Tây, Việt gian, cam - nhông... là ông “lủi ra một góc nhà, nín thít”. Đã đau đớn vậy rồi mà ông vẫn cứ tìm thêm nỗi đau. Có lẽ, ông biết là không nên nhưng lí trí đã thua, thua một con tim nồng nàn chẳng đổi!

      Và cuối cùng thì việc ông luôn thường trực một nỗi sợ hãi và đáng sợ hơn là mụ chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông đi, bởi nhà ông là người làng Việt gian. “Thế là tuyệt đường sinh sống! Cực nhục chưa! Đi đâu bây giờ?” Cái giống làng Việt gian mới nhục làm sao? Đến một chốn dung thân cũng chẳng có. Chẳng nơi nào chứa cái hạng người như thế. Nếu kiếm được cũng chẳng mặt mũi nào mà ở. Đó là kết quả của những suy nghĩ quặn xé từ trái tim ứa máu của ông Hai.

      Trước mắt ông lão chỉ có hai con đường. Ở lại thì không được rồi. Còn về làng… Vừa chớm nghĩ thôi ông đã gạt phắt đi ngay. Là một người như ông, há ông chịu quay về cái chốn nhục nhã đó nữa, quay về chẳng phải cùng hàng với bọn Việt gian sao? Và “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Ông đã khổ tâm quá rồi. Chọn làng hay kháng chiến? Ông khổ tâm tới mức mà phải đau đớn thốt ra: ”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”

      Mâu thuẫn nội tâm đã được đẩy lên đỉnh điểm. Ông sa vào bế tắc. Ông đã nén, nén cái đau khổ quá nhiều rồi. Và cuối cùng, ông chỉ biết giãi bày tâm sự cùng đứa con út. Với đứa con, ông trải hết cái tâm trạng trĩu nặng nỗi buồn. Trong cuộc trò chuyện, ông vẫn đưa đứa con thơ ngây một tình yêu làng chợ Dầu tha thiết, hình ảnh làng vẫn đau đáu trong tâm khảm ông. Và hơn hết, ông đã gạt bỏ cái riêng mà hòa vào cái chung của kháng chiến. Gánh nặng trong ông đã vợi đôi phần. Hình như, đến giây phút này từ trong tấn bi kịch đó lại sáng ngời lên một tình cảm cao đẹp đó là tinh thần dân tộc, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông/Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông…”. Tình cảm đó như là nguồn nghị lực vô tận đem đến sức sống cho ông Hai. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa trong trường ca “Khúc hát người anh hùng”:

                                          “Người ta trong lúc hiểm nghèo

                                            Hoặc vằng vặc sáng hoặc heo hút tàn.”

      Ông đã sáng, sáng chói lên lòng yêu nước chân thành của người nông dân hướng đến cách mạng, đến cụ Hồ. Vẻ đẹp đó thực sự đáng ngợi ca.

      Để rồi, hình như ông trời đã không tuyệt đường sống của ai bao giờ, nhất là với những người như ông. Nó đã đến, cái tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính đã đến. Ông Hai đã sống như thể  vừa được hồi sinh một lần nữa sau cuộc chiến xung đột nội tâm ghê gớm kéo dài vừa qua. Tình yêu làng, yêu nước đã trở về hòa quyện sâu sắc hơn trong lòng người nông dân chất phác này. Ông Hai đã trút bỏ được sự dằn vặt, đau khổ bấy lâu. Niềm vui đã trở lại trên khuôn mặt buồn thiu ngày trước. Ông lão vui như chưa có lần nào vui hơn được nữa: “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…” rồi mua quà cho con, đi khắp nơi sang nhà bác Thứ, mụ chủ nhà, hễ gặp ai ông lại nói lại kể, lại cười. Và lại khoe: “Tây đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn”. Niềm vui đó lớn đến nỗi khi kể về làng mình bị đốt nhẵn, nhà mình bị cháy rụi mà chẳng quan tâm, chẳng bận lòng, dường như chẳng hề hấn gì chỉ biết đến trước mắt là niềm vui kháng chiến, niềm vui cách mạng. Hay là vì ông Hai đã trút đi được nổi hổ thẹn, cực nhục? Mọi thứ dường như tan biến trong hạnh phúc dâng trào. Bây giờ lại có thể tự hào, hãnh diện khoe về cái làng kháng chiến của mình nữa rồi.

      Người nông dân chất phác, mộc mạc đã tìm được con đường vẽ ra chân trời mới cho họ. Nhờ đó, cách mạng trở thành một phần trong họ - những người như ông Hai sẽ đau khổ thế nào khi chân lí sống của mình bị xâm phạm. Cách mạng đã cho họ cuộc sống mới và họ hiểu để trân trọng, để bảo vệ.

      Tình huống làng chợ Dầu theo Tây được cải chính là cái kết cho cuộc xung đột nội tâm gay gắt của ông Hai nhưng nó đã mở ra cả tâm và thế mới cho những nhân vật trong truyện. Cái nhìn về làng chợ Dầu đã được thay đổi qua từng nét mặt của ông Hai. Nhờ đấy mà toát lên một vẻ đẹp tình cảm xuất phát từ đáy lòng, máu thịt - tình cảm gắn bó với làng quê, cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân chân chất ấy.

      Xây dựng được tâm lí ông Hai một cách ấn tượng và tinh tế là thành công lớn của truyện nhắn ”Làng”. Qua đây, sự khám phá chiều sâu tâm trạng và tâm lí nhân vật được Kim Lân nâng lên một tầm mới. Tác giả đã gửi lại sau “Làng” một tình yêu, một niềm tin vào người nông dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp lắm gian lao. 

Tác giả bài viết: Lê Trung Anh - 2009-2013

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

  • Thầy là tất cả
  • Nguời thầy đầu tiên
  • Ngày đầu tiên đi học
  • Có một người thầy như thế
  • Chùm thơ BẤT CHỢT và NHIỀU KHI
  • Bảy sắc cầu vồng
  • Quay đầu là bờ
  • Đức trẫm
  • Bài phát biểu của Phan Bích Ngọc trong Lễ trưởng thành Đội 26/3
  • Thằng bé và tôi…

Những tin cũ hơn

  • Vẻ đẹp bức tranh giao mùa trong SANG THU của Hữu Thỉnh
  • Bác bảo vệ trường tôi
  • Mùa đông
  • Mẹ ! ...
  • Mùa thu ngày khai trường
  • Bước qua cánh cổng trường…
  • Tia nắng mùa đông
  • Viết cho trường cũ ...
  • Thư gửi trường cũ
  • Nơi ấy ... !
 

•Tin mới cập nhật

  • Bài thuyết trình về chủ đề "Trung thực" Bài thuyết trình về chủ đề "Trung thực"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 24 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 24 năm học 2018-2019
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 22 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 22 năm học 2018-2019
  • Chúc thọ tứ thân phụ mẫu của CBCCVC đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 Chúc thọ tứ thân phụ mẫu của CBCCVC đầu Xuân Kỷ Hợi 2019
  • Bài thuyết trình chủ đề "Đoàn kết tương trợ" Bài thuyết trình chủ đề "Đoàn kết tương trợ"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21 năm học 2018-2019
  • Gặp mặt học sinh dự thi HSG tỉnh năm học 2018 - 2019 Gặp mặt học sinh dự thi HSG tỉnh năm học 2018 - 2019
  • Kỳ thi tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ (MYTS) 2019 Kỳ thi tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ (MYTS) 2019
  • Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2019 Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2019
  • Bài thuyết trình chủ đề "Sống và làm việc có kế hoạch" Bài thuyết trình chủ đề "Sống và làm việc có kế hoạch"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 20 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 20 năm học 2018-2019
  • THCS Hoàng Xuân Hãn: Tập huấn các phần mềm phục vụ dạy học THCS Hoàng Xuân Hãn: Tập huấn các phần mềm phục vụ dạy học
  • Bài thuyết trình chủ đề "Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư" Bài thuyết trình chủ đề "Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 19 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 19 năm học 2018-2019
  • Bài thuyết trình "Làm sao để duy trì tình bạn dài lâu?"-How to build a long–lasting friendship? Bài thuyết trình "Làm sao để duy trì tình bạn dài lâu?"-How to build a long–lasting friendship?
  • Bài thuyết trình về chủ đề "An toàn giao thông" Bài thuyết trình về chủ đề "An toàn giao thông"
  • Bài thuyết trình "Tại sao trẻ em nên làm việc nhà?"-Why should children do housework? Bài thuyết trình "Tại sao trẻ em nên làm việc nhà?"-Why should children do housework?
  • Câu lạc bộ tiếng Anh - Âm nhạc với chủ đề "English Challenges” Câu lạc bộ tiếng Anh - Âm nhạc với chủ đề "English Challenges”
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 17 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 17 năm học 2018-2019
  • Bài thuyết trình về "Những suy tư của người lính khi đi qua chiến tranh" Bài thuyết trình về "Những suy tư của người lính khi đi qua chiến tranh"

•Quảng cáo trái

Hoạt động nổi bật
Trường sa
Lịch sử Việt Nam
Hồ Chí Minh
Góc học sinh
Diễn đàn học sinh

•Giới thiệu

Trường THCS Hoàng Xuân Hãn

        Trường trung học cơ sở Hoàng Xuân Hãn (Tiền thân là trường Nãng Khiếu Đức Thọ) được chính thức thành lập năm 1989. Ngày 5 tháng 11 năm 1997, UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định số 1468/QĐUB đổi tên trường Năng Khiếu Đức Thọ thành trường trung học cơ sở Hoàng Xuân Hãn....

•Văn bản mới

  • Số: Số 69 /KH-PGDĐT
    Tên: (Kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông của Ngành Giáo dục năm 2019)
    Ban hành ngày: (21/02/2019)

  • Số: Không số
    Tên: (Văn kiện tài liệu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV)
    Ban hành ngày: (20/11/2018)

  • Số: Số 58/KH-PGDĐT
    Tên: (Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp và trợ giúp pháp lý năm 2019)
    Ban hành ngày: (15/02/2019)

  • Số: Số 55 /PGDĐT
    Tên: (V/v tuyên truyền, phổ biến các luật Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV)
    Ban hành ngày: (14/02/2019)

  • Số: Số 2086/SGDĐT-GDPT
    Tên: (V/v thi chọn HSG tỉnh lớp 9 năm học 2018-2019)
    Ban hành ngày: (25/12/2018)

  • Số: Số 2088/SGDĐT-CTTT
    Tên: (V/v đảm bảo ATGT trong dịp tết)
    Ban hành ngày: (25/12/2018)

•Bài xem nhiều nhất

  • Có một cuộc chia tay tháng Chín... Có một cuộc chia tay tháng Chín...
  • Ai sẽ dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo? Ai sẽ dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo?
  • Lời tri ân dành cho thầy giáo Dương Thế Vinh Lời tri ân dành cho thầy giáo Dương Thế Vinh
  • Cô chủ nhiệm! Cô chủ nhiệm!
  • Những điều không có trong giáo án Những điều không có trong giáo án
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21
  • Cuộc phiêu lưu của Mưa nhỏ Cuộc phiêu lưu của Mưa nhỏ
  • Khai giảng năm học mới 2017 - 2018 Khai giảng năm học mới 2017 - 2018
  • Thưa Bộ trưởng, khâu kém nhất của giáo dục Việt Nam là... Thưa Bộ trưởng, khâu kém nhất của giáo dục Việt Nam là...
  • Câu lạc bộ "Âm nhạc - tiếng Anh" Music – English club Câu lạc bộ "Âm nhạc - tiếng Anh" Music – English club
  • "Thì là vậy chứ còn sao" "Thì là vậy chứ còn sao"
  • Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"
  • Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ từ cuộc sống bước vào những trang thơ Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ từ cuộc sống bước vào những trang thơ
  • Bài phát biểu của Trịnh Lê Trang Nhung tại lễ tổng kết năm học 2016-2017 Bài phát biểu của Trịnh Lê Trang Nhung tại lễ tổng kết năm học 2016-2017
  • Bài phát biểu của em Lê Phan Thảo Vy tại lễ tổng kết Bài phát biểu của em Lê Phan Thảo Vy tại lễ tổng kết
  • Tọa đàm giới thiệu sách mới của nhà giáo Dương Thế Vinh Tọa đàm giới thiệu sách mới của nhà giáo Dương Thế Vinh
  • Bài thuyết trình về "Bạo lực học đường" Bài thuyết trình về "Bạo lực học đường"
  • Trường Hoàng Xuân Hãn với cuộc thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi Trường Hoàng Xuân Hãn với cuộc thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi
  • Cùng thầy Ngọc Hùng dự Hội thảo Toán tuổi thơ tại Đà Nẵng Cùng thầy Ngọc Hùng dự Hội thảo Toán tuổi thơ tại Đà Nẵng
  • Trần Nguyễn Đức Thọ Trần Nguyễn Đức Thọ

•Đăng nhập thành viên

Quên mật khẩu?
Google Google Yahoo Yahoo Myopenid Myopenid

•Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 36

•Máy chủ tìm kiếm : 2

•Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 5766

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 137375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11678131


  • @ Copyright. Trường THCS Hoàng Xuân Hãn - Đức Thọ - Hà Tĩnh. All right reserved

  • Bản quyền thuộc về trường THCS Hoàng Xuân Hãn. Chịu trách nhiệm và quản lí website: Hiệu trưởng - Đặng Thị Trâm

  • Đã được đăng kí tại Bộ TT-TT - Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC số 206024 ngày 10 tháng 03 năm 2011