• Trang nhất
  • •Tin Tức
    • » Tin tức - Thông báo
    • » Bài viết của giáo viên
    • » Bài viết của học sinh
    • » Học sinh tiêu biểu
    • » Báo bảng
    • » Văn học nghệ thuật
    • » Người Hà Tĩnh
    • » Lượm lặt đó đây
    • » Diễn đàn Giáo dục
  • •Thời sự
    • » Chính trị
    • » Xã hội
    • » Giáo dục
    • » Thế giới
    • » Khoa học-Công nghệ
  • •Tổ chức
  • •Văn bản
  • •Bạn đọc
    • » Lý luận phê bình
    • » Tác phẩm
    • » Văn học - Cuộc sống
    • » Bình luận - Trao đổi
    • » Nhịp cầu thơ
    • » Chia sẻ
    • » Hồi âm
  • •Văn hóa
    • » Đời sống văn hóa
    • » Nhịp sống
    • » Đất và người xứ nghệ
    • » Nghệ thuật sống
    • » Sức khỏe
    • » Làm cha mẹ
    • » Góc nhìn
  • •Tài nguyên
    • » Thư viện bài giảng
    • » Thư viện giáo án
    • » Thư viện đề thi
    • » Thư viện tài liệu
    • » Phần mềm hổ trợ
    • » Tài nguyên Tiểu học
    • » Tài nguyên THPT
    • » Máy tính Casio
  • •Đọc sách
    • » Giáo trình - Ebooks
    • » Văn học
    • » Đọc truyện
    • » Tin học
    • » Ngoại ngữ
    • » Đề tài - SKKN
    • » Tạp chí
 
22:58 ICT Thứ sáu, 22/02/2019

Trang nhất » Tin Tức » Bài viết của học sinh

Quang cao giua trang

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”

Đã xem: 342

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”

...Từ hình ảnh bếp lửa quen thuộc, bình dị trong mỗi gia đình Việt Nam, từ những kỉ niệm ấm áp, thân thương về bà, tác giả đã gửi tới người đọc những suy ngẫm sâu sắc ...




      Bạn đã bao giờ đắm chìm trong những kỉ niệm tuổi thơ với một hình ảnh thân thuộc nào đó? Phải chăng hình ảnh ấy đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nơi tâm hồn? Với Bằng Việt, có lẽ bóng dáng thân thương của người bà bên bếp lửa đã thấm đẫm trang kí ức tuổi thơ. Những kí ức đó đã được Bằng Việt tái hiện chân thực qua bài thơ “Bếp lửa”. Vậy hình ảnh người bà hiện lên trên những vần thơ ấy sâu sắc như thế nào? Điều đó góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm ra sao? Hãy thử hòa mình vào hơi ấm ngọn lửa của tình bà ngay từ những câu thơ đầu tiên:
          “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
          Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
          Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
      Dòng cảm xúc trong trẻo, bình dị ấy bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm”, “ấp iu nồng đượm” gợi bàn tay nhóm lửa khéo léo, chi chút của người bà. Sự hi sinh thầm lặng miệt mài của bà đã sưởi ấm trái tim đứa cháu nhỏ, sưởi ấm những năm tháng tuổi thơ của cháu. Tuổi thơ ấy có thật sự bình yên, êm đềm bên ngọn lửa ấm áp? Không! Những kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ, thiếu thốn và nhọc nhằn:
          “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
          Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
          Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
          Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
          Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
      Những dòng thơ chân thực đến ám ảnh, xót xa. Năm lên bốn, cháu đã phải đối mặt với nạn đói năm 1945, vậy mà trong những mảnh ghép kí ức mơ hồ ấy vẫn lưu giữ mùi khói bếp của bà - mùi khói đã hun nhèm mắt cháu, để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. Cay vì khói bếp, cay vì cảm xúc sống dậy những mùi khói của mấy chục năm qua. Không thể không nhận thấy sức ám ảnh, lay động trong tâm hồn cháu khi mà dù cho những kỉ niệm đã nhạt nhòa thì mùi khói bếp năm nào vẫn để lại dư vị cay cay nơi sống mũi. Bà vẫn lặng lẽ, vẫn âm thầm tích góp hơi ấm nuôi dưỡng cháu trong những năm tháng ấy, đến tận “tám năm ròng”. Càng lớn lên trong vòng tay của bà, những kí ức về bà lại càng sâu đậm trong tâm hồn người cháu:
          “Mẹ cùng cha công tác bận không về
          Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
          Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”
      Trong sương khói mịt mờ của chiến tranh, cháu không được sống cùng bố mẹ, nhưng lại được yêu thương, che chở, nuôi dưỡng tâm hồn từ tấm lòng bà. Bên bếp lửa hồng bà kể chuyện, chuyện đời thường ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa. Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, hai bà cháu từng ngày, từng tháng và “tám năm ròng” cùng nhau “nhóm bếp lửa” để nấu nướng thức ăn, để sưởi ấm chỗ ở, và hơn thế, là để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Bà đã đóng vai trò thay thế người mẹ, người cha, người thầy để dạy dỗ, yêu thương cháu một cách vô điều kiện. Bởi vậy, tình yêu và kính trọng bà được Bằng Việt thể hiện sâu sắc qua hình ảnh: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu.  Hơi ấm của bếp lửa ấy lại gợi thêm những kỉ niệm về một thời đầy vất vả, đau thương.     Hình ảnh bà già nua, nhỏ bé nơi làng quên hoang tàn trong khói lửa chiến tranh vẫn không một lời kêu ca, phàn nàn khiến biết bao con tim chúng ta cảm phục. Đặc biệt, lời dặn cháu đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, cả đời vì con vì cháu:
          “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
          Hàm xóm bốn bên trở về lầm lụi
          Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
          Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
          ‘Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
          Mày có viết thư, chớ kể này, kể nọ
          Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!’”
      Thật vậy! Người bà ấy gồng mình lên gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác với tấm lòng của một người hậu phương luôn hướng ra tiền tuyến, trong ý chí và nghị lực kiên cường. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh tình riêng để đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đấy ư? Bằng Việt đã thổi vào những vần thơ truyền cho người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà. Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết và mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà càng trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng cho cả bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp:
          “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
          Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
          Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

          Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
          Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
          Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
          Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
          Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
          Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
          Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
      Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nguyên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa sức sống, lòng yêu thương, “luôn ủ sẵn” trong bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt... Giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam thời chiến. Bà là người nhóm lửa, truyền lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình. Trong tâm trí của Bằng Việt, bếp lửa và bà tuy thật bình dị, song ẩn giấu nhiều điều cao quý thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Mỗi câu, mỗi chữ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi đến những chân trời mới mẻ, hạnh phúc. Thế nhưng dù có rời xa bếp lửa của bà, cháu vẫn nhớ mãi về ngọn lửa làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, vẫn nhớ mãi hình ảnh tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà:
          “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
          Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
          Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
          Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
      Đứng trong những điều mới mẻ của thế giới rộng lớn, tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ giờ đã được chắp cánh bay cao nhưng quên sao được bà và bếp lửa quê hương, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau bởi bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. Hình ảnh bàn tay khéo léo, chắt chiu nhóm lửa vẫn luôn tỏa hơi ấm trong tâm hồn người cháu.
      Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương”. Thật vậy! Bài thơ “Bếp lửa” là một bài thơ như thế. Đọc những vẫn thơ thấm đẫm cảm xúc của Bằng Việt dường như trong ai cũng sống dậy những tình cảm đẹp, kí ức đẹp. Với bạn có thể là tình cảm với gia đình, người thân. Với bạn có thể là tình cảm với bạn bè, thầy cô. Bằng Việt cũng mang những cảm xúc đó, nhưng ông có thể chuyển tải nó qua những vần thơ tha thiết làm xao xuyến biết bao tâm hồn độc giả. Dòng cảm xúc trong trẻo ấy đã để lại trong ta nhiều ấn tượng, đặc biệt là hình ảnh thân thương của người bà.



Tác giả bài viết: Trần Như Quỳnh - 9A

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trong những, kỉ niệm, tuổi thơ, hình ảnh, để lại, sâu sắc, tâm hồn, bằng việt, của người, thương bà, bếp lửa, kí ức, chân thực, bài thơ, người bà, những vần, hơi ấm, ngọn lửa, ấp iu, nồng đượm, nắng mưa, cảm xúc, nhóm lửa, hi sinh, của bà, sưởi ấm, đứa cháu, lên bốn, cháu đã, mùi khói, nhèm mắt, sống mũi, yêu thương, lòng bà, bà và, biết bao, phụ nữ, thiêng liêng, tình cảm, với bạn
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

  • Giới thiệu cuốn sách "Đất rừng Phương nam"
  • Bài phát biểu của em Nguyễn Thị Thái Hiền tại lễ tổng kết
  • Bài phát biểu của em Lê Phan Thảo Vy tại lễ tổng kết
  • Kỳ nghỉ hè bổ ích
  • Tháng Tư về ...
  • Giới thiệu tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí"
  • Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
  • Bài thuyết trình về tính trung thực
  • Cuộc phiêu lưu của Mưa nhỏ
  • Kết mới của truyện Thạch Sanh trong ngôi kể Lý Thông

Những tin cũ hơn

  • Bếp lửa tình bà
  • Xuân quê hương
  • Bài phát biểu cảm tưởng tại lễ trưởng thành Đội
  • Ước nguyện chân thành trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
  • Bài hùng biện về "Mẹ"
  • Giới thiệu cuốn sách "Không gia đình" của Hector Malot
  • Tết đoàn viên
  • Hà Tĩnh - Một tình yêu tha thiết!
  • Giới thiệu cuốn sách "Hồ Chí Minh - Hành trình 79 mùa xuân"
  • Bài thuyết trình "Rèn luyện kỹ năng sống"
 

•Tin mới cập nhật

  • Bài thuyết trình về chủ đề "Trung thực" Bài thuyết trình về chủ đề "Trung thực"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 24 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 24 năm học 2018-2019
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 22 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 22 năm học 2018-2019
  • Chúc thọ tứ thân phụ mẫu của CBCCVC đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 Chúc thọ tứ thân phụ mẫu của CBCCVC đầu Xuân Kỷ Hợi 2019
  • Bài thuyết trình chủ đề "Đoàn kết tương trợ" Bài thuyết trình chủ đề "Đoàn kết tương trợ"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21 năm học 2018-2019
  • Gặp mặt học sinh dự thi HSG tỉnh năm học 2018 - 2019 Gặp mặt học sinh dự thi HSG tỉnh năm học 2018 - 2019
  • Kỳ thi tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ (MYTS) 2019 Kỳ thi tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ (MYTS) 2019
  • Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2019 Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2019
  • Bài thuyết trình chủ đề "Sống và làm việc có kế hoạch" Bài thuyết trình chủ đề "Sống và làm việc có kế hoạch"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 20 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 20 năm học 2018-2019
  • THCS Hoàng Xuân Hãn: Tập huấn các phần mềm phục vụ dạy học THCS Hoàng Xuân Hãn: Tập huấn các phần mềm phục vụ dạy học
  • Bài thuyết trình chủ đề "Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư" Bài thuyết trình chủ đề "Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư"
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 19 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 19 năm học 2018-2019
  • Bài thuyết trình "Làm sao để duy trì tình bạn dài lâu?"-How to build a long–lasting friendship? Bài thuyết trình "Làm sao để duy trì tình bạn dài lâu?"-How to build a long–lasting friendship?
  • Bài thuyết trình về chủ đề "An toàn giao thông" Bài thuyết trình về chủ đề "An toàn giao thông"
  • Bài thuyết trình "Tại sao trẻ em nên làm việc nhà?"-Why should children do housework? Bài thuyết trình "Tại sao trẻ em nên làm việc nhà?"-Why should children do housework?
  • Câu lạc bộ tiếng Anh - Âm nhạc với chủ đề "English Challenges” Câu lạc bộ tiếng Anh - Âm nhạc với chủ đề "English Challenges”
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 17 năm học 2018-2019 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 17 năm học 2018-2019
  • Bài thuyết trình về "Những suy tư của người lính khi đi qua chiến tranh" Bài thuyết trình về "Những suy tư của người lính khi đi qua chiến tranh"

•Quảng cáo trái

Hoạt động nổi bật
Trường sa
Lịch sử Việt Nam
Hồ Chí Minh
Góc học sinh
Diễn đàn học sinh

•Giới thiệu

Trường THCS Hoàng Xuân Hãn

        Trường trung học cơ sở Hoàng Xuân Hãn (Tiền thân là trường Nãng Khiếu Đức Thọ) được chính thức thành lập năm 1989. Ngày 5 tháng 11 năm 1997, UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định số 1468/QĐUB đổi tên trường Năng Khiếu Đức Thọ thành trường trung học cơ sở Hoàng Xuân Hãn....

•Văn bản mới

  • Số: Số 69 /KH-PGDĐT
    Tên: (Kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông của Ngành Giáo dục năm 2019)
    Ban hành ngày: (21/02/2019)

  • Số: Không số
    Tên: (Văn kiện tài liệu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV)
    Ban hành ngày: (20/11/2018)

  • Số: Số 58/KH-PGDĐT
    Tên: (Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp và trợ giúp pháp lý năm 2019)
    Ban hành ngày: (15/02/2019)

  • Số: Số 55 /PGDĐT
    Tên: (V/v tuyên truyền, phổ biến các luật Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV)
    Ban hành ngày: (14/02/2019)

  • Số: Số 2086/SGDĐT-GDPT
    Tên: (V/v thi chọn HSG tỉnh lớp 9 năm học 2018-2019)
    Ban hành ngày: (25/12/2018)

  • Số: Số 2088/SGDĐT-CTTT
    Tên: (V/v đảm bảo ATGT trong dịp tết)
    Ban hành ngày: (25/12/2018)

•Bài xem nhiều nhất

  • Có một cuộc chia tay tháng Chín... Có một cuộc chia tay tháng Chín...
  • Ai sẽ dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo? Ai sẽ dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo?
  • Lời tri ân dành cho thầy giáo Dương Thế Vinh Lời tri ân dành cho thầy giáo Dương Thế Vinh
  • Cô chủ nhiệm! Cô chủ nhiệm!
  • Những điều không có trong giáo án Những điều không có trong giáo án
  • Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21 Tiết chào cờ đầu tuần thứ 21
  • Cuộc phiêu lưu của Mưa nhỏ Cuộc phiêu lưu của Mưa nhỏ
  • Khai giảng năm học mới 2017 - 2018 Khai giảng năm học mới 2017 - 2018
  • Thưa Bộ trưởng, khâu kém nhất của giáo dục Việt Nam là... Thưa Bộ trưởng, khâu kém nhất của giáo dục Việt Nam là...
  • Câu lạc bộ "Âm nhạc - tiếng Anh" Music – English club Câu lạc bộ "Âm nhạc - tiếng Anh" Music – English club
  • "Thì là vậy chứ còn sao" "Thì là vậy chứ còn sao"
  • Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"
  • Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ từ cuộc sống bước vào những trang thơ Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ từ cuộc sống bước vào những trang thơ
  • Bài phát biểu của Trịnh Lê Trang Nhung tại lễ tổng kết năm học 2016-2017 Bài phát biểu của Trịnh Lê Trang Nhung tại lễ tổng kết năm học 2016-2017
  • Bài phát biểu của em Lê Phan Thảo Vy tại lễ tổng kết Bài phát biểu của em Lê Phan Thảo Vy tại lễ tổng kết
  • Tọa đàm giới thiệu sách mới của nhà giáo Dương Thế Vinh Tọa đàm giới thiệu sách mới của nhà giáo Dương Thế Vinh
  • Bài thuyết trình về "Bạo lực học đường" Bài thuyết trình về "Bạo lực học đường"
  • Trường Hoàng Xuân Hãn với cuộc thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi Trường Hoàng Xuân Hãn với cuộc thi Giáo viên Chủ nhiệm giỏi
  • Cùng thầy Ngọc Hùng dự Hội thảo Toán tuổi thơ tại Đà Nẵng Cùng thầy Ngọc Hùng dự Hội thảo Toán tuổi thơ tại Đà Nẵng
  • Trần Nguyễn Đức Thọ Trần Nguyễn Đức Thọ

•Đăng nhập thành viên

Quên mật khẩu?
Google Google Yahoo Yahoo Myopenid Myopenid

•Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 35

•Máy chủ tìm kiếm : 4

•Khách viếng thăm : 31


Hôm nayHôm nay : 7231

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 138840

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11679596


  • @ Copyright. Trường THCS Hoàng Xuân Hãn - Đức Thọ - Hà Tĩnh. All right reserved

  • Bản quyền thuộc về trường THCS Hoàng Xuân Hãn. Chịu trách nhiệm và quản lí website: Hiệu trưởng - Đặng Thị Trâm

  • Đã được đăng kí tại Bộ TT-TT - Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC số 206024 ngày 10 tháng 03 năm 2011